Sớt bát đầu năm

Sớt bát là một nghi lễ truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer, không quy theo ngày tháng nhất định, chỉ tổ chức dựa vào các ngày lễ lớn trong năm. Đặc biệt thời gian khoảng 10 năm trở lại đây các chùa Phật giáo Nam tông Khmer thường tổ chức Ngày hội Sớt bát đầu năm mới nhằm tạo điều kiện để đồng bào phật tử các dân tộc được bố thí cúng dường hưởng lộc đầu xuân, đã tạo nên một bước nhấn quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc ở nước ta.
![]() |
Theo truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer, trong sự nghiệp tu hành cứu khổ, nhà sư phải nuôi thân bằng hình thức ôm chiếc bình bát đi khắp nơi khất thực, phật tử dâng gì dùng nấy, miễn sao phù hợp với đạo pháp. Hiện nay, truyền thống ấy vẫn được duy trì ở những vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer, với hình ảnh các sư ôm bát tròn đi khất thực ở những vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống. Đó chính là hình thức khất thực theo Phật giáo nguyên thủy, còn ngày nay hình thức khất thực này đã được các chư tôn giáo phẩm người dân tộc Khmer phát triển thành Ngày hội. Nghi thức tổ chức khá đơn giản: Đầu tiên là Chư tăng làm lễ phật trong ngôi Chánh điện; bước tiếp theo là các nhà sư đi trì bình Sớt bát, đồng bào dâng thực đến chư tăng; cuối cùng là Chư tăng mở khóa Kinh chúc phúc đầu năm đến toàn thể phật tử.
![]() |
Năm nay, Ngày hội Sớt bát ở Cà Mau được tổ chức vào ngày mùng 1 Tết, trong không khí vui tươi, tập hợp được đông đảo đồng bào phật tử không chỉ dân tộc Khmer, mà còn có phật tử dân tộc Kinh, Hoa trong và ngoài tỉnh, từ đó đã góp phần tích cực tạo nên sự giao thoa về văn hóa giữa cộng đồng các dân tộc trên cả nước. Lễ hội Sớt bát đầu năm mới còn có sự tham gia của 50 mươi vị sư đến từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang. Tuy có nhiều thế hệ, thành phần dân tộc, tôn giáo khác nhau nhưng mọi người đều có chung một điều ước là mong sao nhân loại luôn sống trong yên vui và hạnh phúc.
![]() Tăng đoàn bước ra cửa Chánh điện, hành lễ Sớt bát. |
Chị Nguyễn Bích Lệ, phật tử dân tộc Kinh ở phường 5, cho biết: “Gia đình tôi có truyền thống theo đạo Phật. Đầu năm mới, chúng tôi đến tham gia lễ hội Sớt bát để tích đức cho con cháu”. Còn chị Hữu Thị Pha ở xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình thì quan niệm: “Tôi đưa các con đi chùa đặt bát, để các con tôi có điều kiện hiểu thêm về truyền thống của dân tộc mình”.
![]() |
![]() |
Source: https://mbfamily.vn
Category: Tin tổng hợp